Chiến lược phát triển trường cao đẳng công thương Việt Nam

CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

 Chiến lược đào tạo

Mục tiêu:

Đào tạo nguồn lực kĩ thuật cao có năng lực thực hành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ; lao động sáng tạo, có năng lực hợp tác, năng lực tự học ngoại ngữ và tin học. Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đào tạo các ngành đạt trình độ Khu vực và Quốc tế bao gồm:

TT Các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng TT Các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng
1 Dược 19 Quản trị khách sạn
2 Điều dưỡng 20 Hướng dẫn du lịch
3 Điện công nghiệp        21 Phiên dịch tiếng anh du lịch
4 Điện tử công nghiệp    22 Phiên dịch tiếng anh thương mại
5 Công nghệ thông tin 23 Tiếng anh thương mại
6 Công nghê thông tin ( ứng dụng phần mềm) 24 Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí
7 Thương mại điện tử 25 Tiếng Trung Quốc
8 Công nghệ kỹ thuật Ôtô 26 Tiếng Hàn Quốc
9 Kế toán doanh nghiệp 27 Tiếng Nhật 
10 Quản trị kinh doanh 28 Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
11 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 29 Văn thư- Lưu trữ
12 Văn thư hành chính 30 Quản trị văn phòng
13 Báo chí 31 Hàn
14 Luật:Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp 32 Marketing thương mại
15 Luật:Dịch vụ pháp lý về đất đai 33 Thiết kế đồ họa
16 Luật:Dịch vụ pháp lý về tố tụng 34 Thiết kế thời trang
17 Kỹ Thuật chế biến món ăn 35 May thời trang
18 Quản trị nhà hàng

Giải pháp:

+ Đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của Trường. Tất cả Cán bộ, Giảng viên, Công nhân viên của Trường đều có trách nhiệm tham gia và được huy động trong các hoạt động Đào tạo và phục vụ đào tạo;

+ Phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thái nguyên và cả nước về công nghệ cao phục vụ sản xuất, phục vụ phát triển công nghiệp;

+ Đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu theo cơ cấu ngành nghề đăng ký. Đổi mới công tác tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào;

+ Xây dựng chuẩn đầu ra của đào tạo làm cơ sở đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá;

+ Đa dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung, đào tạo tại doanh nghiệp, Đào tạo bồi dưỡngtheo nhu cầu;

+Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực;

+ Tổ chức đào tạo thí điểm theo mô hình chất lượng cao. Chuẩn hoá các chương trình dạy nghềvừa sát hợp với nhu cầu của thị trường lao động vừa tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng tương thích khu vực và quốc tế. Tiến tới xây dựng các nghề đào tạo đạt chuẩn Khu vực và Quốc tế.

Chiến lược phát triển cơ sở vật chất

Mục tiêu:

Xây dựng cơ sở vật chất của trường đạt tiêu chuẩn Trường chuẩn quốc gia và khu vực tiến tới chuẩn quốc tế của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về tổng diện tích trường, diện tích xây dựng, diện tích giảng đường/phòng học lý thuyết, thiết bị dạy nghề, phòng thí nghiệm/phòng học thực hành, ký túc xá, cơ sở văn hoá - thể thao.

Giải pháp:

+ Mua sắm và trang bị bổ sung thiết bị dụng cụ một cách đồng bộ, hiệu quả cao trong đào tạo theo

chuẩn của từng nghề;

+ Đầu tư trang thiết bị cho các phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt chú trọng các nghề mũi nhọn. Xây dựng một số xưởng thực hành kiểu mẫu đạt chuẩn quốc tế;

+ Xây dựng thư viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin tạo điều kiện cho học sinh/sinh viên tiếp cận tốt với Internet và các loại hình thông tin khác để phục vụ tốt việc học tập của Sinh viên;

+ Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác chung tài nguyên trong sản xuất và đào tạo;

+ Mở rộng diện tích trường đảm bảo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc tế (>10 ha);

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất tổ chức đào tạo, thực nghiệm cho các nghề thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệcao.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu:

Xây dựng, phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo yêu cầu của từng vị trí công tác trong trường, hướng tới hội nhập Quốc tế về dạy nghề. Đảm bảo đội ngũ giáo viên chuyên sâu về lý thuyết, giỏi về thực hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp.

Yêu cầu về cán bộ quản lý: Có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ tin học và ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu. Đã qua công tác giảng dạy, quản lý cơ sở dạy nghề ít nhất 3 năm; có trình độ thạc sỹ chuyên ngành trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề;

Yêu cầu về đội ngũ giáo viên:

Đến 2017 Đến 2020 Đến 2022

- Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/20.

- 70% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

- 40% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

- 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương.

- Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/15.

- 75% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

- 50% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

- 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương.

- Tỷ lệ giáo viên/học sinh ≥ 1/10.

- 80% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp.

- 60% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành.

 

- 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ Bậc 4 hoặc tương đương.

Giải pháp:                                                                                 

+ Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Cán bộ Giảng viên.

+ Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên làm rõ số lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về lứa tuổi và giới tính của từng chuyên ngành đào tạo để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường.

+ Mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu cho các vị trí công tác làm tiêu chuẩn để tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ, nhân viên.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đầu đàn cho từng chuyên nghề, ít nhất 05 nghề có chuyên gia hàng đầu quốc gia (Tham gia huấn luyện, chấm thi, ra đề… của các cuộc thi quốc gia và quốc tế).

+ Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ. Đào tạo tại nước ngoài giáo viên các nghề trọng điểm.

+ Xây dựng cơ chế thu hút giảng viên, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao từ bên ngoài.

+ Xây dựng quy chế đánh giá giáo viên thông qua giảng dạy và nghiên cứu, sản xuất. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, giáo viên.

+ Cải tiến chế độ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, giáo viên. Có chính sách thu hút nhân tài hợp lý đối với đối tượng tuyển chọn.

Chiến lược về người học

Mục tiêu:

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để Người học phát triển toàn diện về trí tuệ, năng lực, thể chất, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao để sau khi tốt nghiệp mỗi người học có năng lực kỹ thuật vững vàng, có thể chất khoẻ mạnh, có tinh thần trong sáng, có việc làm hiệu quả.

Kế quả người học đạt đươc: Thái độ tốt-> Kiến thức giỏi-> Kỹ năng, Kỹ xảo thành thạo-> Đạt thu nhập cao.

Yêu cầu về người học: 100% sinh viên theo học các chương trình trọng điểm được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở cấp độ quốc tế.

Giải pháp:

+ Tăng cường công tác chăm lo, phục vụ học sinh/sinh viên, thực hiện công bằng trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh/sinh viên

+ Tổ chức tốt, thường xuyên các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Tạo môi trường, đầu tư trang bị tạo điều kiện cho các câu lạc bộ sinh viên hoạt động.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm

+ Huy động học sinh/sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài phục vụ sản xuất Tạo môi trường, điều kiện và khuyến khích sức sáng tạo của sinh viên.

+ Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh/sinh viên tham gia các hoạt động xã hội.

+ Tổ chức các câu lạc bộ chuyên môn tạo điều kiện và môi trường khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

+ Mở rộng quan hệ và đa dạng hóa các mối quan hệ cả về hình thức lẫn nội dung và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau:

+ Bố trí việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp với thu nhập cao

+ Bố trí cho sinh viên đi thực tập tại nước ngoài 6 tháng đến 1 năm trong/1 khóa học với lương 15 đến 25 triệu đồng/1 tháng .

+ Giới thiệu việc làm cho sinh viên.

+ Giới thiếu cơ sở thực tập cho sinh viên.

+ Liên kết đào tạo thực hành kết hợp sản xuất.

+ Tổ chức đào tạo cung ứng lao động theo đơn đặt hàng.

+ Tổ chức liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng

+ Tổ chức gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng.

+ Đào tạo xuất khẩu lao động.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên và quảng bá hình ảnh nhà trường tới các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.

+ Tổ chức khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và nhu cầu việc làm theo từng ngành nghề lĩnh vực của sinh viên. Từ đó tổng hợp thống kê số liệu và đầu ra các giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên về việc làm.

+ Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm, đối thoại giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực liên kết đào tạo sản xuất và cung ứng nguồn nhân lực.

+ Định kỳ tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa nhà trường và cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp nhằm cập nhật thông tin doanh nghiệp, tình hình việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp, cung cấp thông tin làm cơ sở và kinh nghiệm cho các sinh viên khóa sau.

+ Thường xuyên tổ chức phiên giao dịch việc làm và ngày hội việc làm sinh viên để tạo điều kiện cơ hội việc làm cho sinh viên và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tuyển dụng.

Chiến lược phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ

Mục tiêu:

“Xây dựng Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam trở thành một trung tâm Nghiên cứu-Ứng dụng-Chuyển giao khoa học công nghệ mạnh, có uy tín và tin cậy có đủ khả năng tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến, giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn sản xuất của đất nước đặt ra. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 8% tổng thu của trường vào năm 2018, 15% tổng thu của trường vào năm 2025”.

Mục tiêu cụ thể:

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm cung cấp luận cứ, cơ sở, giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án trọng điểm nhà trường.

+ Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành trọng điểm: Điện – Điện tử, Công nghệ Thông tin, Nông nghiệp Công nghệ cao. Gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nhà trường.

+ Đổi mới cơ bản hệ thống và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường đặc thù của Hà Nội. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến, đạt trình độ trung bình khá của khu vực.

+ Đến năm 2025, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào thu ngân sách của nhà trường, nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ đạt tối thiểu 10% tổng thu của trường vào năm 2020, 15% tổng thu của trường vào năm 2025.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ: Các Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao công nghệ, Thành lập các Công ty, doanh nghiệp Công nghệ cao thuộc các lĩnh vực trọng tâm đặt tai nhà trường.

Giải pháp:

+ Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học trong công tác dạy nghề.

+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ về nội dung cũng như tài chính tạo điều kiện và động lực cho cán bộ, HSSV tham gia nghiên cứu khoa học.

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học.

+ Xây dựng và đầu tư một số phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại thuộc chuyên ngành mũi nhọn, có triển vọng phục vụ nghiên cứu ứng dụng cũng như hợp tác quốc tế.

+ Tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để nhận các đơn hàng sản xuất, nghiên cứu cũng như khai thác các cơ sở thiết bị, công nghệ mới hiện đại trong sản xuất.

+ Thu hút các cán bộ kỹ thuật có trình độ cao ngoài trường tham gia và hướng dẫn nghiên cứu, chuyển giao công nghệ .

+ Phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu ứng dụng.

+ Tập trung nguồn lực để đến năm 2022 có ít nhất một đơn vị cá nhân đăng ký và tham gia phát triển sản phẩm quốc gia.

+ Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.

Chiến lược phát triển nguồn tài chính và tiền lương

Mục tiêu:

Đổi mới phương thức quản lý nhằm đa dạng hóa nguồn thu, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đảm bảo tài chính mạnh và chủ động, thu nhập của cán bộ giáo viên thuộc nhóm những trường có thu nhập cao tại khu vực.

Giải pháp:

+ Chủ động đa dạng hóa nguồn thu từ đào tạo, dịch vụ khoa học, sản phẩm khoa học, hợp tác quốc tế, hỗ trợ có mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Đổi mới cơ chế, cơ cấu và phương thức phân phối tiền lương theo hướng đảm bảo công bằng và khuyến khích cán bộ, viên chức đóng góp cho sự phát triển nhà trường.

+ Chủ động tìm các nguồn kinh phí đầu tư, nguồn đầu tư của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế.

+ Quản lý tài chính theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo tài chính mạnh và chủ động.

Cụ thể:

Nguồn thu sự nghiệp:

+ Thu học phí: đề xuất điều chỉnh mức thu học phí các hệ đào tạo trong trường theo từng năm học và từng ngành nghề đào tạo, đẩy mạnh các nguồn thu học phí cụ thể là: tập trung phát triển các ngành đào tạo phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội và của các tỉnh, thành phố, như công nghệ cao phục vụ sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp và phải có giải pháp để thu hút sinh viên vào trường học.

+ Thu từ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phấn đấu đạt 5% trên tổng thu của trường vào năm 2017, và 10% tổng thu của trường vào năm 2020 cụ thể:

+ Thúc đẩy hoạt động hợp tác:  Đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế. Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế, mở rộng quyền tự chủ, có cơ chế chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác quốc tế trong khuôn khổ luật pháp.

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, và Ngân hàng thế giới (WB) trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án, trong việc cấp học bổng cho sinh viên đến học các ngành đào tạo chương trình quốc tế của trường và tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư.

+ Thu từ hoạt động đào tạo ngắn hạn: Nhà trường phải đa dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo: đào tạo tập chung, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu và phải có cơ chế chính sách tài chính khuyến khích các đơn vị và cá nhân về đào tạo để tăng nguồn thu cho trường và người lao động;

+ Tiền thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành tại các xưởng thực hành, sản phẩm thí nghiệm… từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất: Nhà trường xây dựng cơ chế tài chính về các hoạt động để khuyến kích phát triển các hoạt động dịch vụ  của các đơn vị phòng ban trong nhà trường để tăng nguồn thu cho trường và đồng thời tăng nguồn thu nhập cho cán bộ giáo viên nhà trường.

+ Thu từ cán bộ, giáo viên của trường tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài, hoặc do cơ chế khoán nộp về đơn vị.

+ Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

+ Nguồn thu khác

+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

+ Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

+ Thu tiền ký túc xá và các dịch vụ khác.

Nguồn thu từ ngân sách nhà nước: Tranh thủ tối đa để có được các nguồn thu từ ngân sách Nhà nước như:

+ Kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ;

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức.

+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước đặt hàng hoặc thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao;

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Chiến lược phát triển công nghệ thông tin

Mục tiêu:

Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các hoạt động đào tạo và quản lý nhà trường trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến.

Giải pháp:

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách căn bản và hệ thống cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

+ Xây dựng, hiện đại hóa thư viện số, cổng thông tin và thư viện, kết nối với các thư viện trong, ngoài nước và các thư viện quốc tế.

+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ dạy và học qua mạng giữa giáo viên/khoa/trường với học sinh/sinh viên

+ Tăng cường công năng của cơ sơ hạ tầng công nghệ thông tin  

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc CBGV, HSSV ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.

+ Áp dụng triệt để CNTT trong công tác quản lý.

+ Tạo môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT đáp ứng yêu cầu sử dụng của CBGV và HSSV.

+ Xây dựng, hiện đại hóa thư viện số, cổng thông tin và thư viện, kết nối với các thư viện trong, ngoài nước và các thư viện quốc tế.

+ Áp dụng triệt để CNTT trong công tác quản lý, điều hành.

+ Thường xuyên đổi mới và cập nhật các công nghệ cao, tiên tiến của CNTT và truyền thông trong đào tạo và quản lý.

Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế

Mục tiêu:

Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế với các nước phát triển, hướng tới tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và đào tạo theo chương trình của các nước phát triển, qua đó để tiếp nhận, chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm phát triển, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Giải pháp:

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá các loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực.

+ Tăng cường hợp tác song phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài (tập trung vào các nước Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc).

+ Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế nhằm khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tập thể khoa học chủ động tạo dựng quan hệ hợp tác khoa học - đào tạo với đối tác nước ngoài.

+ Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (chính phủ và phi chính phủ, doanh nghiệp) về trí tuệ và nguồn vốn; 

+ Hợp tác xây dựng các trung tâm Kiểm định quốc tế, trung tâm đào tạo hợp tác quốc tế.

+ Các đối tác hợp tác chiến lược.

Chiến lược đảm bảo chất lượng

Mục tiêu:

Thực hiện kiểm định chất lượng định kỳ về mục tiêu đào tạo, tổ chức đào tạo, kết quả đào tạo, các nguồn lực đảm bảo cho đào tạo theo các tiêu chí và quy trình chung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo chất lượng dạy nghề.

Giải pháp:

+ Thực hiện tự đánh giá định kỳ theo các tiêu chuẩn kiểm định trường dạy nghề của Bộ LĐTB&XH.

+ Tổ chức nghiên cứu lần theo dấu vết học sinh/sinh viên tốt nghiệp.

+ Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống đảm bảo chất lượng.

+ 100% sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn của các nghề trọng điểm ở từng cấp độ.

+ Tiến tới xây dựng trung tâm đánh giá, thẩm định Quốc gia.

                                                                           Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2020

                                                                          CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

                                                                                     (đã ký)

 

                                                                                  TS.LÊ ĐẠI HÙNG