Ngành điện tử công nghiệp

1. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Điện tử công nghiệp là nghề chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch.

Điện tử công nghiệp làm bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle – khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung – số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vixử lý và IC chuyên dụng, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.

DIEN TU CONG NGHIEP

Sinh viên còn có cơ hội phát triển kĩ năng của bản thân thông qua thực hành

 
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
 
  • Sinh viên ra trường thành thạo năng lực ngoại ngữ, kỹ năng tin học....
  • Đủ kỹ thuật làm việc trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện tử trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm.
  • Có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế.
  • Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp
    • bao gia dinh viet nam
  •  
 Đào tạo Sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực của ngành điện tử công nghiệp
 
 
3. KIẾN THỨC & KĨ NĂNG
 
  • Trình bày đư­ợc một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng h­ư hỏng một cách khoa học, hợp lí. 

  • Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp.

  • Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt đ­ược dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.

  • Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp.

  • Phân tích đư­ợc nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.

  • Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.

  • Vận hành đ­ược các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.

  • Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.

  • Bảo trì, sửa chữa đư­ợc các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.

  • Tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm.

  • Hư­ớng dẫn nghề nghiệp cho thợ có trình độ thấp hơn..

 
 
 
4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
 
  • Ngành điện tử công nghiệp là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.

  • Sinh viên ngành điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, có kỹ năng thực hành cao về điện tử công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.

  • Tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày. Với tầm bằng tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.

    •  
 
 thiet bi dien 368
 
5. THỜI GIAN ĐÀO TẠO- HỌC PHÍ

Nhà trường đào tạo theo tín chỉ 2,5 năm tốt nghiệp ra trường

Học phí : 375.000đ/1 tín chỉ ( 100 tín chỉ/ cả khóa học)

6. ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN